Bài viết này marAnalytics sẽ hướng dẫn step by step cách tạo Scroll Depth thông qua Trigger trên GTM để đo lường được section nào, phần nào trên LDP của bạn chưa hiệu quả dựa vào % cuộn trang của người dùng; nhằm giúp bạn thu hẹp lại phạm vi, nơi chứa nội dung hoặc CTA chưa đủ thu hút để khách hàng tiếp tục đọc thông tin sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Table of Contents
Đầu tiên, bạn cần biết Scroll Depth là gì?
Scroll Depth tracking là một dạng đo lường hành vi cuộn trang của người dùng trên website. Hay nói cách khác, khi muốn biết người dùng sẽ kéo chuột tương tác với các trang trên website bao nhiêu phần trăm tính từ trên xuống hoặc theo chiều ngang thì sẽ dùng Scroll depth tracking.
Có thể đo lường hành vi cuộn trang theo dạng dọc (vertical) hoặc dạng ngang (horizontal), nó phụ thuộc vào loại cuộn trang có sẵn trên trang web.
- Vertical Scroll depth: Loại đo lường độ dài cuộn trang theo chiều dọc.
- Horizontal Scroll depth: Loại đo lường độ dài cuộn trang theo chiều ngang.
Hiểu ý nghĩa của việc đo lường Scroll Depth
Scroll depth được đo lường bằng tỷ lệ phần trăm % hoặc pixel.
- Nếu giá trị của vertical scroll depth (cuộn trang theo chiều dọc) là 10%, bạn có thể hiểu là: Người dùng đã cuộn 10% độ dài của page tính từ đầu cho đến cuối page.
- Nếu giá trị của cuộn trang theo chiều dọc là 50%, nghĩa là khách hàng đã cuộn 50% trang, đã xem 1 nửa nội dung trên trang.
- Tương tự như vậy, nếu khách hàng cuộn 90% trang của bạn, có thể được hiểu rằng, khách hàng đã xem gần hết nội dung trên trang page.
Lợi ích khi sử dụng Scroll Depth Tracking
Scroll depth tracking giúp bạn hiểu được trang nội dung nào được người dùng xem nhiều và phần trăm độ sâu được xem trong trang. Phần nào của trang được người dùng cuộn tới để xem hay họ thoát ra tại phần trăm nào của trang nội dung.
Ví dụ: Nếu bạn viết một bài báo rất dài nhưng phần lớn người dùng thoát khỏi trang web của bạn sau khi chỉ cuộn 25% số trang bài viết của bạn thì có điều gì đó không ổn với lưu lượng truy cập hoặc nội dung trang web của bạn.
- Bạn đang nhận được loại lưu lượng truy cập sai trên trang web của mình
- Hoặc nội dung của bạn không liên quan đến đối tượng mục tiêu của bạn.
Khi biết được phần trăm Scroll của người dùng trên trang, đội ngũ content có thể điều chỉnh nội dung sao cho thu hút người đọc hơn. Bạn sẽ biết được đoạn nội dung nào khiến người đọc phải thoát ra, không hứng thú tiếp tục đọc xuống dưới.
Testing vị trí đặt form / nút call… cũng là một chức năng của Scroll depth. Bạn có thể nhận ra được nên đặt form đăng ký hoặc nút call … tại vị trí nào / phần trăm nào trên trang là tối ưu.
Nếu website bạn có bật chế độ kiếm tiền online, thì việc tracking Scroll depth này khá hữu ích. Bạn sẽ nhận ra rằng banner quảng cáo nên nằm ở vị trí / phần trăm nào trên trang thì mang lại giá trị cho bạn tốt hơn.
Cách thiết lập Scroll Depth Tracking thông qua GTM
Làm theo các bước marAnalytics hướng dẫn dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị sẵn tài khoản Google Tag Manager
Bạn nào chưa có tài khoản GTM, chưa cài mã code GTM vào Website, hãy xem bài viết “Cách tạo tài khoản và cài mã GTM vào website“.
Bước 2: Tạo Folder Mới chứa tất cả loại Scroll Tracking
- Click vào nút ‘New Folder’
- Đặt tên Folder là ‘Scroll Tracking’ , sau đó nhấn vào nút ‘Create’.
Chúng ta sử dụng Folder này để lưu trữ tất cả thẻ Tag và Trigger liên quan đến viện đo lường cuộn trang. Để hiểu thêm về chức năng của Folder trong GTM, mời bạn đọc bài viết này
Bước 3: Thiết lập ‘Configure Build-In Variabale’
3.1. Click vào chữ ‘Variabales’ nằm trên thanh bar bên trái, sau đó nhấp vào ‘New’
3.2. Cuộn trang xuống để thấy mục ‘Scrolling’, sau đó tích chọn 3 build-variable
- Scroll Depth Threshold
- Scroll Depth Units
- Scroll Direction
Bước 4: Thiết lập Triggers – Kích hoạt đo lường khi nào?
4.1. Nhấp vào ‘Trigger’ nằm trên thanh bar bên trái, sau đó nhấp vào nút ‘New’
4.2. Đặt tên cho Trigger mới là ‘Scroll Depth Trigger’, sau đó Click vào ‘Trigger Configuation’
4.3. Lúc này sẽ hiện ra 1 list loại Trigger, bạn kéo xuống cho đến khi tìm thấy chữ ‘Scroll Depth’ và nhấp vào nó
4.4. Tại phần này, bạn sẽ cài đặt đơn vị đo độ sâu Scrolling mà bạn muốn theo dõi, và nơi bạn muốn nó kích hoạt. Ở đây mar chọn đơn vị đo là %, và nơi kích hoạt là All Page (toàn trang). Sau khi điền đầy đủ các trường, bấm ‘Save’
Scroll Depth event (gtm.scrollDepth) sẽ kích hoạt bất cứ khi nào khi người dùng cuộn trang vượt qua % độ dài của page
- 10%
- 25%
- 50%
- 75%
- 90%
- Nếu bạn muốn theo dõi hành vi Scroll Depth dạng dọc hay dạng ngang cuộn trang
- Muốn theo dõi Scroll Depth trên một page hay tất cả trang trên trang web
- Hoặc tracking độ dài scroll theo dạng % hay pixel
Thì các bước cài đặt cũng tương tự như trên.
Mình khuyến khích các bạn nên đặt theo dõi cho toàn bộ trang web với 5 điểm % độ dài 10-25-50-75-90 để có thể xác định vùng nội dung nào dễ làm rơi khách hàng nhất.
Hãy luôn nhớ là: “Chúng ta càng tracking kỹ lưỡng thì càng thu thập được các dữ liệu có nhiều giá trị, lúc này ta sẽ phân tích để hiểu hành vi khách hàng cũng như là tối ưu nội dung trên kênh bán hàng của chúng ta.
marAnalytics
Bước 5: Thiết lập thẻ Tag chứa Trigger vừa mới tạo
5.1. Nhấp vào ‘Tags’, sau đó nhấp ‘New’
5.2. Đặt tên cho thẻ Tag mới là ‘Scroll Tracking All Page gửi đến GA’, sau đo nhấp vào vùng chứa ‘Tag Configuration’
5.3. Chọn loại thẻ là ‘Google Analytics: Universal Analytics’
5.4. Điền các thông tin theo hướng dẫn
5.5 Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấp vùng ‘Trigger’, tiếp tục chọn ‘Scroll Deth Trigger’ -> Đây chính là Trigger chúng ta vừa mới tại ở trên.
5.5 Sau khi điền đầy đủ thông tin, nhấp vùng ‘Trigger’, tiếp tục chọn ‘Scroll Deth Trigger’ -> Đây chính là Trigger chúng ta vừa mới tạo ở bước 4.
5.6. Bấm ‘Save’
Bước 6: Kiểm tra thẻ đã được cài đặt đúng hay chưa
6.1. Nhấo vào nút Preview
6.2. Bạn nhập địa chuir website của bạn vào ô trống, sau đó bấm ‘Connect’.
Lúc này sẽ mở ra 1 cửa sổ mới – Nơi mà bạn có thể mô phỏng mình như khách hàng
6.3. Bạn truy cập bất kỳ 1 bài viết Blog nào của bạn, tiếp đó cuộn trang lên xuống.
Rồi, bạn đã tạo ra hành vi cuộn trang và những cài đặt tracking ở trên sẽ được kích hoạt.
6.4. Quay về trang tagassistant
Bấm Scroll Depth, tiếp tục bấm vào ‘Data Layer’ sẽ xuất hiện 1 khung box giống hình bên, phần ‘scrollThreshold’ là 25 -> Bạn đã thiết lập tracking thành công.
‘gtm.scrolDepth’ là tên của event mà kích hoạt trình kích hoạt Scroll Depth.
‘gtm.scrollThreshold’ là datalayer variable lưu trữ giá trị của ngưỡng cuộn vượt qua.
Nếu bạn cuộn tới 50% độ dài của trang thì giá trị của data layer sẽ là ’50’.
‘gtm.scrollUnits’ datalayer variable đo lường độ sâu cuộn trang được tính dưới dạng % hoặc pixel.
‘gtm.scrollDirection’ biểu thị loại cuộn trang, giá trị của nó có thể là ‘dọc’ hoặc ‘ngang’.
Nếu bạn thấy giá trị của các biến lớp dữ liệu trên, thì điều đó có nghĩa là tính năng theo dõi cuộn đang hoạt động chính xác.
Bước 7: Submit – Gửi thiết lập
7.1. Nhấp nút ‘Submit’
7.2. Nhập tên phiên bản Version của bạn và sau đó nhấp vào nút ‘Publish’.
Bước 8: Kiểm tả kết quả trên A1 Analytics
8.1. Điều hướng trở lại trang web của bạn và cuộn xuống một vài trang web. Chờ trong 10-15 phút và sau đó điều hướng đến báo cáo ‘Hành vi’> ‘Sự kiện’> ‘Sự kiện hàng đầu’ trong chế độ xem Google Analytics của bạn
8.2 Tìm và nhấp vào ‘Scroll Tracking’. Trong Event category này, bạn có thể tìm tất cả sự kiện tracking cuộn trang.
Nếu các bạn có câu hỏi hay cần chúng mình trợ giúp phần kiến thức nào, hãy gửi thông tin qua email cho chúng mình hoặc comment bên dưới!
Bài viết rất chi tiết, thank bạn