GTM là một trong những công cụ Digtal Tool khó nhằn nhất đối với Marketer bởi vì bạn không những chỉ dựng lại trong việc set up các điểm chạm cần đo lường mà còn phải hiểu kha khá kiến thức về code và website nếu như bạn muốn master trong lĩnh vực tracking.
Đừng lo lắng qua, mar hứa sẽ dẫn dắt các bạn đi từ kiến thức cơ bản cho đến nâng cao một cách chi tiết nhất. Và điều đầu tiên chúng ta cần làm để chinh phục công cụ vô cùng hữu ích này, hãy bắt đầu từ bước nhỏ nhất.
Table of Contents
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager (hay được gọi là GTM) là một trình quản lý thẻ Tag được cung cấp bởi Google, thông qua công cụ này bạn có thể triển khai và quản lý các thẻ Tag dùng để đo lường và phân tích hiệu quả hoạt động Marketing khác nhau trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động (App).
Google Analytics và Google Tag Manager khác nhau điểm nào?
#1. GA là nơi báo cáo dữ liệu về lưu lượng traffic, còn GTM thì không phải là nơi xem các báo cáo
Thông qua Google Analytics, bạn có thể tìm hiểu và khám phá ra được:
- Có bao nhiêu người đã truy cập vào website của bạn theo ngày, tuần, tháng,..
- Trang nào được người dùng xem nhiều nhất
- Sản phẩm nào được bán nhiều nhất trong 1 tuần vừa rồi
- Có bao nhiêu Leads đến từ các kênh khác đổ về website của bạn
Ngược lại, GTM không thể cung cấp bất kỳ insight nào về người dùng của bạn bởi vì nó là một công cụ quản lý thẻ tag.
Google Tag Manager là trình quản lý thẻ dùng để thêm, chỉnh sửa, bật, tắt hoặc xóa các thẻ Tag đó khỏi trang web hoặc App.
Thẻ Tag là một loạt mã JavaScript được sử dụng để thu thập dữ liệu từ trang web / Mobile App và sau đó gửi dữ liệu đó đến công cụ của bên thứ ba như Google Analytics. Nói cách khác, GTM dùng để thu thập dữ liệu từ Website hoặc Mobile App và sau đó gửi số liệu thu được tới Google Analytics (GA).
Ví dụ một số thẻ Tag: Google Analytics Tracking Code, Google Ads Conversion Tracking code, Facebook Pixel Code,..
#2. GTM không phải là một data source, GA là một data source
GTM được thiết kế để gửi data từ một data source tới những nguồn khác. Nhưng bản thân nó không phải là 1 data source bởi vì nó không lưu trữ bất kỳ dữ liệu nào.
Thay vào đó, GA là nơi lưu trữ dữ liệu.
Một số ví dụ về các nguồn data source khác nhau:
- Website -> Thông qua GTM, bạn có thể gửi dữ liệu từ website đến GA.
- Mobile app -> gửi dữ liệu từ mobile app tới GA
- Data warehouse
- Google Ads
- Facebook Ads
- Excel
#3. GTM là một container tag, ngược lại GA không phải
Một vùng chứa (container) thẻ tag được sử dụng để giữ một hoặc nhiều thẻ marketing, thẻ analytics, các thiết lập kích hoạt và biến của thẻ đó.
Một số ví dụ về thẻ Marketing và tehr Analytics: GA Tracking code, Google Ads Conversion Tracking Code, Facebook Pixel Code, etc.
Những ưu điểm vượt trội của GTM đối với một người làm Marketing
Dưới đây là top các lợi ích nhận được khi bạn sử dụng GTM:
- #1. GTM loại bỏ việc thêm, chỉnh sửa code trên trang web.
- #2. Thuận lợi trong việc test và triển khai các thẻ Tag một cách nhanh chóng
- #3. GTM cung cấp khả năng theo dõi và phân tích hiệu suất Marketing đạt ở cấp nâng cao.
- #4. GTM giúp quản lý thẻ Tag hiệu quả
- #5. Cải thiện tốc độ web bằng cách sử dụng GTM
Cấu trúc tài khoản Google Tag Manager
GTM có cấu trúc phân cấp với cấp cao nhất là GTM account, bên dưới account là các Container (Vùng chứa). Trong container là các Tag, Trigger và Variable.
Với 1 tài khoản Google (ví dụ Gmail account) bạn có thể tạo được nhiều tài khoản GTM account, và mỗi GTM account sẽ tạo được nhiều Container.
Hình mình vẽ minh họa cấu trúc GTM bên dưới
Một GTM account thường được sử dụng cho 1 công ty hoặc tổ chức. Thông thường, với người dùng cá nhân hoặc công ty bình thường, mỗi Google account chỉ cần 1 GTM account là đủ. Tuy nhiên đối với các agency quản lý nhiều công ty khách hàng thì họ sẽ tạo ra nhiều GTM account tương ứng với từng công ty khách hàng.
Với 1 GTM account, bạn có thể tạo được nhiều GTM container. Mỗi container tương ứng cho 1 website. Nếu bạn có nhiều website thì nên tạo nhiều container tương ứng với số lượng website đó.
Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ chỉ có một công ty và một trang web, nên cấu trúc tài khoản GTM của họ sẽ giống như bên dưới:
Nếu bạn đang là Agency hay quản lý nhiều tài khoản GTM, thì cấu trúc tài khoản GTM của bạn sẽ giống như dưới đây:
Google Tag Manager container tag
Container tag (hay được gọi là GTM code) được sử dụng để chứa một hoặc nhiều thẻ Marketing và thẻ phân tích cũng như các trình kích hoạt và biến tương ứng của chúng.
Ví dụ một số thẻ Marketing và thẻ phân tích:
Facebook Pixel Code,
Google Analytics Tracking code
Google Ads Conversion Tảcking code,..
Thay vì bạn phải chèn từng đoạn mã tracking của các loại tracking trên vào website, bây giờ, bạn có thể gom tất cả đoạn mã tracking vào trong 1 container tag.
Container tag cung cấp tất cả các chức năng cần thiết cho Trình quản lý thẻ của Google (GTM) để chạy và triển khai thẻ trên trang web của bạn. 2 đoạn mã code bạn cần chèn vào website được gọi là container tag.
GTM container tag được tạo bởi 2 phần:
- Phần đầu tiên được đặt ở thẻ <head> của tất cả trang web trên website của bạn
- Phần thứ hai của GTM container tag được đặt ngay sau thẻ mở, <body> của tất cả trang web trên website của bạn.
GTM Container ID
Một phần trong GTM container tag code đọc là ‘GTM-TXAAAA’, bó được gọi là container ID để phân biệt mỗi GTM container tag.
Một thành phần khác của code đọc là ‘gtm.js’ , nó là JavaScript
Cách cài đặt thẻ Google Tag Manager trên các nền tảng Website
Nếu bạn đang sử dụng nền tảng WordPress hay Haravan, Ladipage thì chúng đều có chung quy tắc gắn mã code Google Tag Manager. Điểm khác biệt ở đây là, mỗi nền tảng website sẽ có giao diện và tính năng khác nhau để hỗ trợ bạn gắn mã GTM, bao gồm 2 Step:
- Step 1: Bạn cần có tài khoản Google Tag Manager để có mã code
- Step 2: Gắn mã code GTM vào Website
Tạo tài khoản Google Tag Manager để có mã code GTM container tag
#1.1. Bạn truy cập vào đường link này để tạo hoặc đăng nhập vào tài khoản Tag Manager: https://marketingplatform.google.com/about/tag-manager/
#1.2.. Nhấn ‘Start For Free’, sau đó dùng tài khoản google của bạn đăng nhập vào
#1.3. Sau khi hiện giao diện công cụ GTM, bạn bấm Create Account
#1.4. Điền các thông tin: Account Name, Country, Container Name và lựa chọn nền tảng Website hoặc App mà bạn muốn gắn mã. Ở ví dụ này, mar đang muốn gắn mã vào website nên chựa chọn “Web’.
#1.5. Sau khi điền và lựa chọn các thông tin, bấm Create. Ngay lúc này sẽ hiện ra một Frame bao gồm 2 đoạn mã code:
#1.6. Sao chép phần đầu tiên của mã cài đặt GTM và sau đó dán nó càng cao càng tốt trong phần <head> của mọi trang trên trang web của bạn.
#1.7. Sao chép phần thứ hai của mã cài đặt GTM và sau đó dán nó càng cao càng tốt trong phần <body> trên trang web của bạn.
Note: #1.6 #1.7 sẽ là khâu khó khăn cho những ai không biết về kỹ thuật nhiều. Theo dõi hướng dẫn từng bước cách gắn mã cho từng nền tảng website khác nhau.
Cách gắn mã code GTM vào nền tảng WordPress
Có 2 cách để gắn GTM container tag (mã code GTM) vào website trên nền tảng wordpress
Cách 1: Gắn trực tiếp vào Source code
+ Vào Appearance > Theme Editor > header.php
+ Dán đoạn mã đầu tiên ngay sau thẻ <head> + Dán đoạn mã thứ hai ngay sau thẻ <body>
Dãn mã Code đầu tiên vào thẻ <head>
Dãn mã Code đầu tiên vào thẻ <head>
Dãn mã Code GTM thứ 2 vào thẻ <body>
Cách 2: Sử dụng Plugin để thêm GTM code dành cho những bạn non-tech
- Vào Plugin > Add New > Gõ đoạn văn bản vào hộp keyword là Google Tag Manager
- Sau khi hiện các Plugin, bạn chọn Plugin ở vị trí đầu tiên, bấm ‘Install Now’
- Bấm chữ ‘enter your GTM ID’
- Sao chép GTM Container ID vào trình quản trị của Plugin bạn mới tải về, dán ID đó vào mục Google Tag Manager ID, bấm Save Changes
Lưu ý: mar khuyến khích các bạn gắn mã Container ID theo cách 1. Với những trường hợp các bạn không tìm thấy source code Edit theme, hãy sử dụng cách trêb.
Gắn mã GTM cho nền tảng Shopify và Haravan
cách gắn GTM:Cách 1: Tự gắn đoạn mã GTM vào trong File Giao Diện
- B1: Shopify (vào mục Online Store) = Haravan (Vào mục Website)
- B2: Vào mục Giao diện > Layout > Thêm Liquid
- B3: Past 2 đoạn mã GTM theo thứ tự vào thẻ Heading và Body
Cách 2: Gắn đoạn mã vào trong mục đã được định sẵn để gắn mã code GTM
- B1: Vào mục Website > Cấu hình > Tìm mục “Google Analytics
- B2: Vào Website Google Analytics > Chọn mục Admin > Property > Tracking Info > Tracking Code
- B3: Copy Tracking ID vào khung “Mã Google Analytics”
——> Đã gắn xong ID Tracking của Google Analytics vào Website trên nền tảng Haravan nhưng phía dưới có 1 bảng trống yêu cầu gắn thêm mã Google Analytics Javascript. Lúc này ta cần lấy đoạn mã GTM ở thẻ Head dán vô
- B4: Copy đoạn mã GTM trong thẻ Head vào khung “Google Analytics Javascript.
- Lưu ý: Chỉ lấy đoạn mã sau thẻ <script> và trước thẻ </script>
Cách gắn mã code GTM vào nền tảng LadiPage
- B1: Vào mục thiết lập (Nằm góc bên phải)
- B2: Click vào “Mã chuyển đổi”
- B3: Gắn mã ID GTM
Các thành phần chính trong GTM
GTM có 3 thành phần chính và vô cũng quan trọng mà các bạn cần biết và sẽ làm việc thường xuyên với chúng:
- Tags (Các thẻ)
- Triggers (Trình kích hoạt)
- Variables (Các biến)
Ngoài ra, còn có các thành phần khác như: Folder, Templates,
Tag – Hiểu thẻ Tag trong GTM
Tag là một loạt mã JavaScript được sử dụng để thu thập dữ liệu đo lường và dữ liệu Marketing từ website/mobile app của bạn, và sau đó gửi chúng đến các dịch vụ bên thứ ba (third-party service). Third-party service bao gồm Google Analytics, Google Ads, Twitter, Facebook, …
Ví dụ về thẻ Google Analytics tag (hay được gọi là GA Tracking code):
<script>
(function(i,s,o,g,r,a,m){i[‘GoogleAnalyticsObject’]=r;i[r]=i[r]||function(){
(i[r].q=i[r].q||[]).push(arguments)},i[r].l=1*new Date();a=s.createElement(o),
m=s.getElementsByTagName(o)[0];a.async=1;a.src=g;m.parentNode.insertBefore(a,m)
})(window,document,’script’,’//www.google-analytics.com/analytics.js’,’ga’);
ga(‘create’, ‘UA-XXXX-Y’, ‘auto’);
ga(‘send’, ‘pageview’);
</script>
<script type=”text/javascript”>
/* <![CDATA[ */
var google_conversion_id = 928804124;
var google_conversion_language = “en”;
var google_conversion_format = “3”;
var google_conversion_color = “ffffff”;
var google_conversion_label = “wceHCILzjGQQ7drxugM”;
var google_conversion_value = 100.00;
var google_conversion_currency = “GBP”;
var google_remarketing_only = false;
/* ]]> */
</script>
<script type=”text/javascript” src=”//www.googleadservices.com/pagead/conversion.js”>
</script>
<noscript>
<div style=”display:inline;”>
<img height=”1″ width=”1″ style=”border-style:none;” alt=”” src=”//www.googleadservices.com/pagead/?value=100.00″/>
</div>
</noscript>
Một số ví dụ khác:
- Phone call tracking code
- Kissmetric tracking code
Như bạn thấy, thẻ Tag như là một đoạn mã mà bạn có thể thêm chúng vào trực tiếp website của bạn bằng cách copy – paste tại headerfile.php.
Nếu bạn đọc đến phần này và cảm thấy rồi, đừng lo, marAnalytics sẽ giúp bạn hình dung hóa về GTM một cách dễ dàng.
Trigger – Tìm hiểu Trình kích hoạt trong GTM
‘Trigger’ là điều kiện cần có để thẻ được kích hoạt hoặc không kích hoạt.
Có hai loại trình kích hoạt:
- Firing Triggers
- Blocking Trigger
Để tìm hiểu thêm về trình kích hoạt, hãy đọc bài viết này: Hướng dẫn về các biến và trình kích hoạt trong Trình quản lý thẻ của Google
Variable – Tìm hiểu các biến trong Google Tag Manager
Một variable là một vị trí lưu trữ trong bộ nhớ máy tính. Trong ngữ cảnh của GTM, một biến là một hàm được gọi từ bên trong một thẻ (tag), trình kích hoạt (trigger) hoặc biến khác. Trong GTM, một biến được biểu thị bằng cách sử dụng cú pháp sau:
{{Tên biến}}
Có hai loại biến trong GTM:
- Built-in variable (Các biến có sẵn trong GTM)
- User-defined variable (Các biến do người dùng xác định)
Để tìm hiểu thêm về các biến, hãy đọc bài viết này: Hướng dẫn về các biến và trình kích hoạt trong Trình quản lý thẻ của Google
Event – Tìm hiểu Event trong GTM cũng như Google Analytics
Một số Event mặc định trong GTM cũng như GA:
Pageview: Có 5 loại trình kích hoạt dựa trên các sự kiện tải trang Pageview, và mỗi loại có các tiêu chí khác nhau để xác định thời điểm kích hoạt. Thứ tự ưu tiên cho trình kích hoạt xem trang như sau:
Pageview < DOM Ready < Window Load = gtm.js < gtm.dom < gtm.load
- Pageview – Lượt xem trang: Đây là sự kiện sớm nhất được kích hoạt ngay khi tải vùng chứa Container GTM (chính là đoạn mã code tracking mar hướng dẫn các bạn chèn vào website ở trên).
- DOM Ready: Kích hoạt sau khi trình duyệt xây dựng xong trang đầy đủ trong HTML và Mô hình Đối tượng Tài liệu (DOM) đã sẵn sàng để được phân tích cú pháp. Trình duyệt chỉ biết đường dẫn đến tất cả các tệp css, hình ảnh, javascrip, v.v. Trong thời điểm này, bạn không thấy bất kỳ nội dung nào mà bạn có thể tương tác. Trình duyệt bắt đầu tải xuống tất cả các nội dung được đề cập.
- Window Load: Kích hoạt sau khi trang đã tải đầy đủ, bao gồm mọi tài nguyên được nhúng như hình ảnh và tập lệnh. Để hiểu thêm và cách sử dụng Window Load Trigger, xem thêm bài viết: Window Loaded là gì trong GA? Cách sử dụng Window Load Trigger hiệu quả
Templates – Tìm hiểu GTM Templates
Trong Trình quản lý thẻ của Google (GTM), một templates giúp bạn dễ dàng:
- Để triển khai và chia sẻ thẻ với những người khác trong công ty của bạn.
- Để sử dụng và chia sẻ một biến với những người khác trong công ty của bạn.
Mẫu được sử dụng để triển khai thẻ trên một trang web được gọi là tag template và mẫu được sử dụng để triển khai một biến được gọi là variable template.
Để tìm hiểu thêm về mẫu thẻ, hãy đọc bài viết này: Hướng dẫn về Mẫu trình quản lý thẻ của Google
Folder – Tìm hiểu Thư Mục trong trình quản lý thẻ của Google
Thông qua các Folder, bạn có thể sắp xếp các thẻ (tag),, trình kích hoạt (trigger) và biến (variable) trong GTM theo tên dự án, tên nhóm, v.v.
Ví dụ: Bạn có thể nhóm tất cả các thẻ, trình kích hoạt và biến liên quan đến ‘việc theo dõi tương tác của người dùng với Video’ bằng cách tạo một thư mục có tên ‘Video tracking ‘và sau đó thêm tất cả các thẻ, trình kích hoạt và biến có liên quan vào nó.
Để tìm hiểu thêm về các thư mục trong GTM, hãy xem bài viết này: Giới thiệu về Thư mục trong Trình quản lý thẻ của Google
Data Layer – Tìm hiểu về Lớp Dữ Liệu trong GTM
Trong ngữ cảnh của GTM, Data Layer là một mảng JavaScript (array JavaScript) được sử dụng để thu thập và lưu trữ dữ liệu từ một trang web, sau đó gửi dữ liệu đó đến thẻ vùng chứa GTM.
Google khuyên bạn nên sử dụng các lớp dữ liệu để truy xuất thông tin thời gian chạy, bạn có thể nhờ bạn coder thiết lập một lớp dữ liệu cho bạn. Lớp dữ liệu này chứa tất cả thông tin bạn muốn gửi đến thẻ vùng chứa.
Đây thuộc kiến thức nâng cao, nhưng nếu bạn tận dụng tối đa Data layer thì bạn sẽ làm được rất nhiều thứ, cụ thể mar đề cập trong bài viết: Hướng dẫn sử dụng lớp dữ liệu Trình quản lý thẻ của Google với các ví dụ.
Cách kiểm tra GTM hoạt động hay chưa?
Sau đây là các phương pháp khác nhau mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra xem Trình quản lý thẻ của Google có đang hoạt động trên trang web của bạn hay không:
# 1 Kiểm tra mã nguồn của trang web để tìm mã vùng chứa GTM.
# 2 Sử dụng chế độ xem trước và gỡ lỗi của Trình quản lý thẻ của Google.
# 3 Sử dụng tiện ích mở rộng Hỗ trợ thẻ Google của Chrome để xác định, xác thực và khắc phục sự cố cài đặt các thẻ GTM khác nhau.
# 4 Kiểm tra xem tập lệnh GTM có đang chạy trong bảng điều khiển dành cho nhà phát triển của Chrome hay không.
# 5 Kiểm tra xem tập lệnh GTM có đang chạy trong tab ‘Mạng’ của bảng điều khiển dành cho nhà phát triển hay không.
# 6 Kiểm tra các báo cáo thời gian thực trong Google Analytics.
Để tìm hiểu thêm về việc liệu GTM có đang hoạt động trên trang web của bạn hay không, hãy xem bài viết này: Cách kiểm tra xem Trình quản lý thẻ của Google có đang hoạt động hay không – Kiểm tra GTM
Cách phân quyền truy cập vào tài khoản GTM của bạn
Bất cứ khi nào bạn cấp quyền truy cập tài khoản GTM cho một ai, bạn sẽ cấp quyền truy cập đó ở cấp tài khoản (account levelt) hoặc ở cấp vùng chứa (container level).
- Quyền truy cập ở cấp tài khoản được gọi là ‘Account permissions’.
- Quyền truy cập ở cấp vùng chứa được gọi là ‘Container permissions‘.
Để tìm hiểu thêm về cách set up cấp quyền truy cập vào GTM của bạn,, hãy đọc bài viết này: Làm cách nào để cấp cho ai đó quyền truy cập vào Tài khoản Trình quản lý thẻ của Google?