Table of Contents
Google Analytics Event Tracking là gì?
Event tracking trong GA là một tính năng nâng cao cho phép bạn đo lường một hoạt động hay tương tác cụ thể của user như link click, dowload, đăng ký Form và xem video) bằng phần tử trang web.
Event là gì?
Các tương tác hay một hành động nào đó mà bạn muốn người dùng thực hiện trên website của bạn và có thể trình bày số liệu thu được trên Google Analytics được gọi là “Event“.
marAnalytics – Arianadinh
Sau đây là các ví dụ về các sự kiện có thể được theo dõi trong theo dõi sự kiện của Google Analytics:
- Dowload files (Tải xuống tệp)
- Scroll down the page (Cuộn xuống trang)
- Load video (Xem video)
- Click button
- Click vào button “Play / pause / stop” của video
- Độ dài video người xem
- Tương tác với một button / elementor
- Đăng nhập
- Share / tương tác / thích bài Blog/Article/Video/Image
- Nhấp vào hình ảnh hoặc liên kết bên ngoài
- Đăng nhập
- Chia sẻ / in một bài đăng blog, bài báo, video hoặc hình ảnh
- Chuyển động của chuột
Phần tử trang web là gì?
Phần tử trang web (page element) phổ biến nhất là:
- Video
- Button
- Form
- Scroll bar
- External link
Cấu trúc của Google Analytics Event
Một Event trên GA được cấu trúc bởi 4 mục dưới đây:
- Event Category
- Event Action
- Event label
- Event value
#1 Event Category
Event Category (danh mục sự kiện) là tên gọi được chỉ định cho nhóm các sự kiện tương tự mà bạn muốn theo dõi. Bạn cũng có thể sử dụng bất kỳ giá trị nào của ‘text’ làm danh mục sự kiện. Về cơ bản, đây là element mà người dùng đã tương tác trên trang web chẳng hạn như hình ảnh, video.
Nếu như bạn đã cài đặt theo dõi Event trên GA, thì có thể xem các giá trị của ‘danh mục sự kiện’ bằng cách thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Google Analytics của bạn.
- Bước 2: Nhấp vào tab ‘Behavior / Hành vi’ có sẵn ở phía bên trái.
- Bước 3: Khi bạn nhấp vào tab ‘Behavior’, bạn sẽ thấy một danh sách thả xuống như bên dưới.
- Bước 4: Chọn ‘Top Event / Sự kiện hàng đầu’ từ các tùy chọn.
- Bước-5: Danh mục sự kiện báo cáo Google Analytics như một thứ nguyên trong các báo cáo của nó.
#2 Event Action
Event Action là tên được chỉ định cho loại sự kiện bạn muốn theo dõi cho một phần tử (element) cụ thể. Bạn có thể sử dụng bất kỳ giá trị nào của loại ‘text’ làm hành động sự kiện. Đây là hành động được thực hiện bởi người dùng trên trang web ví dụ như phát video, tạm dừng video,..
Nếu bạn đã thiết lập theo dõi Event thì bạn có thể xem các giá trị của ‘Event Action’ trong Google Analytics bằng cách lựa lựa chọn các mục trên thanh bar menu nằm bên trái như sau:
Behaivor > Event> Top Event > Nhấp vào thứ nguyên chính ‘Event Action’
Note: Google Analytics báo cáo Event Action như một thứ nguyên trong báo cáo của nó. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về Dimension là gì trong GA.
#3 Event Label
Event Label là tên được chỉ định cho phần tử trang web (element) mà bạn muốn người dùng tương tác với chúng. Bạn có thể sử dụng bất kỳ giá trị nào của loại ‘text’ làm nhãn sự kiện.
Event Label có thể là tiêu đề của video, thẻ tiêu đề của trang web, tên của tiện ích, tên của tệp có thể tải xuống, v.v.
Nếu bạn đã thiết lập theo dõi sự kiện thì bạn có thể xem các giá trị của “nhãn sự kiện” trong Google Analytics bằng cách lựa chọn các mục trên thanh bar menu nằm bên trái như sau:
Behavior > Event > Top Event > Nhấp vào thứ nguyên chính ‘Event Label’
#4 Event Value
Event Value là giá trị số được chỉ định cho sự kiện bạn muốn theo dõi. Bạn có thể sử dụng bất kỳ giá trị nào của loại ‘number’ làm giá trị sự kiện. Tuy nhiên, bạn không thể sử dụng bất kỳ giá trị nào của loại ‘văn bản’ làm giá trị sự kiện.
Ví dụ: Giá trị sự kiện có thể là bất kỳ số nào thể hiện thời gian tải xuống, thời lượng của cảnh video đã phát hoặc một số giá trị tiền tệ.
Nếu bạn đã thiết lập theo dõi sự kiện thì bạn có thể xem các giá trị của “nhãn sự kiện” trong Google Analytics bằng cách lựa chọn các mục trên thanh bar menu nằm bên trái như sau:
Behavior > Event > Top Event > Nhấp vào thứ nguyên chính ‘Event Label’
Note: Nếu bạn muốn chỉ định giá trị tiền tệ cho một sự kiện được theo dõi thì hãy sử dụng “Event Value”.
Một số ví dụ kết quả thu được sau khi tracking:
2 Phương pháp thiết lập event Tracking
#1- Phương pháp thủ công
Sử dụng Mã cố định theo dõi Event GA để theo dõi tương tác của một người dùng cụ thể với mỗi element trên các web page, gọi là Google Analytics event tracking (GA Event Tracking). -> Cách này khá khó cho những ai không biết về code, cho nên Mar sẽ không hướng dẫn trong bài viết này.
#2- Sử dụng Trìnhquản lý thẻ Google Tag Manager
Đây là phương pháp được đề xuất để theo dõi tương tác của người dùng với các Element trên trang web vì nó dễ sử dụng hơn và có thể mở rộng, tức là dễ thay đổi hoặc chỉnh sửa các thẻ.
Vì vậy, nếu bạn muốn theo dõi số lần nhấp vào các Button trên trang web của mình mà không cần thêm mã Event Tracking vào từng nút theo cách thủ công, bạn có thể dễ dàng thực hiện điều đó thông qua Trình quản lý thẻ của Google.
Để hiểu rõ hơn về GTM cũng như cách cài mã GTM vào websit, đọc thêm bài viết “Cách cài đặt mã GTM vào website và cách sử dụng“
Hướng dẫn chi tiết tạo Event Tracking
Các bước cơ bản tạo thẻ Event Tracking GA trên GTM
Bước 1: Soạn danh sách các sự kiện mà bạn muốn theo dõi.
- Xác định trước tất cả các element của trang web (như video, hình ảnh, liên kết bên ngoài, v.v.) và loại tương tác của người dùng mà bạn muốn theo dõi cho mỗi trang trên trang web của mình.
- Tạo hệ thống phân cấp các danh mục sự kiện (Event Category), Event Action và Event Label mà có thể mở rộng để bạn không cần thường xuyên thay đổi tên của Event Category, Event Action và Event label để chứa các loại dữ liệu sự kiện khác nhau.
- Sử dụng Bảng tính Excel để quyết định trước tên của tất cả các Event Category, Event Action và Event label của bạn. Sau đó, trao đổi với những người sẽ dùng báo cáo của bạn trên GA để đảm bảo rằng họ hiểu được hệ thống phân cấp Event do bạn tạo ra.
- Bắt đầu thiết lập Event Tracking cho website
Bước 2: Tạo Trigger Event cho từng sự kiện bạn muốn theo dõi trên trang, bằng cách sử dụng bộ chọn phần tử CSS.
Bước 3: Thiết lập thẻ Tag cho từng sự kiện và liên kết với các trình kích hoạt Trigger tương ứng.
Bước 4: Xác thực các thẻ được tạo bằng chế độ xem trước GTM (Preview).
Bước 5: Kiểm tra xem dữ liệu Event có được đưa vào báo cáo thời gian thực Real-time của Google Analytics hay không.
Bước 6: Sau khi quá trình xác thực hoàn tất, bạn có thể xuất bản các thay đổi trong GTM.
Trên đây là các bước cơ bản cần được thực hiện cho mọi loại sự kiện (theo dõi liên kết, theo dõi nút, v.v.) bằng Trình quản lý thẻ của Google.
Bounus: Trước khi bạn bắt đầu theo dõi sự kiện qua Trình quản lý thẻ của Google (GTM), đảm bảo rằng bạn đã bật tất cả các loại ‘built-in variables’:
- Pages
- Clicks (số lần nhấp chuột)
- Forms
- Video
- Scrolling (cuộn trang)
- Visibility (hiển thị)
Bằng cách làm này, các biến này sẽ có sẵn cho bạn khi bạn tạo thẻ Tag và trình kích hoạt Trigger cho những lần sau đó bạn tạo sự kiện.
Step-1: Đăng nhập vào tài khoản Trình quản lý thẻ của Google (GTM) và sau đó nhấp vào liên kết ‘Variables’ từ menu bên trái:
Step-2: Nhấp vào nút ‘Configure’
Bạn sẽ thấy cửa số mới như thế này:
Step-3: Bật tất cả các loại ‘built-in variables’: Pages, Clicks, Forms, Video, Scrolling và Visibility bằng cách nhấp vào các hộp kiểm:
Tracking lượt Click vào Button bằng GTM
Giả sử, bạn muốn theo dõi lượng Click vào Button ‘Download tài liệu’ để biết được có bao nhiêu người đã Click nút Button này và đi đến trang đích có URl là: maranalytics.com/tai-lieu/.
Bạn cũng có thể tiếp tục đo lường có bao nhiêu người lựa chọn Download tài liệu SEO hay tài liệu event tracking. Hãy làm theo từng bước dưới đây:
Bước 1: Xác định thẻ ID của bút Button
<a id="tai-lieu-header" class="wp-block-button__link has-background" href="https://maranalytics.com/tai-lieu/" style="background-color:#dd4d3d"><strong>DOWNLOAD TÀI LIỆU</strong></a>
1.1. Mở trang web chứa nút Button bạn muốn tracking bằng trình duyệt Google Chrome.
1.2. Click chuột phải vào nút Button, sau đó click Inspect, bạn sẽ thấy cửa sổ bảng điều khiển.
1.3. Ghi lại thuộc tính ‘id’ của Button, chúng ta sẽ cần dùng lại chúng.
Trong ví dụ của Mar, thuộc tính id là ‘tai-lieu-header‘
Nếu thuộc tính “id” bị thiếu, bạn hãy nhờ một bạn IT thiết lập cho bạn nhé!
Bước 2: Vào tài khoản GTM đã liên kết với website
Nếu bạn chưa có tài khoản GTM hoặc chưa biết cách gắn mã code vào web, hãy xem cách thiết lập tại đây:
Bước 3: Tạo và thiết lập Trigger mới
Ở bước này, chúng ta cần thiếp lập các thông tin sau:
- Trigger Name: Click Button ‘Download tài liệu’ | Header
- Trigger Type: Click – All Elements
- This trigger fires on: Some Clicks
- Fire this trigger when an Event occurs and all of these conditions are true:
- Click ID equals: tai-lieu-header
3.1. Nhấp vào liên kết ‘Trigger / Trình kích hoạt’ và sau đó nhấp vào nút ‘New / Mới’ để tạo trình kích hoạt
3.2. Đặt tên cho Trigger mới là ‘Click Button ‘Download tài liệu’ | Header.
3.3. Sau khi đặt tên xong, bạn tiếp tục Click vào “Choose a trigger..”.
3.4. Nhấp vào ‘All Elements’
Element chính là các phần tử trên website mà bạn muốn theo dõi user tương tác chúng như thế nào.
3.5. Nhấp vào ‘ Some Clicks ‘
3.6. Nhấp vào ‘Page URL’, lúc này sẽ xổ ra một thanh bar.
3.7. Tiếp tục nhấp vào ‘Choose Built-In Variable’
3.8. Lựa chọn 1 trong 2 biến: “Click ID’ hoặc “Click Classes” tùy thuộc vào thẻ của nút ‘Button’ mà đã bạn xác định ở Bước 1.
Ở đây mình chọn ‘Click ID’
Lưu ý: Mã của thẻ ID phải là duy nhất, nghĩa là không có thẻ ID hay Class nào trùng tên với thẻ ID.
3.9. Sau khi bạn chọn biến thẻ, tiếp tục nhấp vào ô chữ nhật vị trí thứ 2, và lúc này xổ ra một thanh Bar.
Tiếp tục chọn ‘equals’
3.10. Nhập mã id của nút Button là ‘tai-lieu-header’ vào hộp văn bản kế tiếp, sau đó nhấp vào nút “Save”:
Bước 4: Thiết lập thẻ Tag
Ở bước này, chúng ta cần thiếp lập các thông tin sau:
- Tag Name: Click Button ‘Download tài liệu’ trên menu – GA
- Tag Type: Google Analytics: Universal Analytics
- Track Type: Event
- Category: Guides (Bạn cũng có thể đặt là ‘Button Click’)
- Action: Click
- Label: tai-lieu <<Page Path>>
- Value: 50000 <<Giá trị của event>>
- Non-Interaction Hit: True
- Google Analytics Settings: <<Lựa chọn Google Analytics Settings Variable>>
- Firing Triggers: ‘Click Button ‘Download tài liệu | Header’ <<Tên bạn đã đặt cho Trigger ở bước 3>>
4.1. Nhấp vào liên kết “Tag” và sau đó nhấp vào nút “New” để tạo thẻ mới
4.2. Đặt tên thẻ Tag mới là “Click Button ‘Download tài liệu’ trên menu – GA”
4.3. Sau đó nhấp vào ‘Choose a tag type to begin with’
4.4. Chọn ‘Google Analytics: Universal Analytics‘ làm loại thẻ, nghĩa là dữ liệu đo lường được sẽ gửi về nền tảng Google Analytics trong Property Universal
4.5. Chọn loại theo dõi là ‘Event’ từ menu thả xuống
4.6. Đặt
- Category thành ‘guides’,
- Action thành ‘download-header’,
- Label là event-traking-guide.pdf,
- Value thành ‘50000’
- Non- Interaction Hi là ‘True ’
5.7. Tích vào hộp vào hộp kiểm ‘Bật cài đặt ghi đè trong thẻ này’
5.8. Sau đó nhập ID theo dõi GA của bạn vào ô trống.
5.9. Nhấp vào ‘‘Choose a trigger to make this tag fire…’.
5.10. Sau đó Tìm và nhấp vào trình Trigger mà bạn đã thiết lập ở Bước 4 là ‘Click Button ‘Download tài liệu”
5.11. Tiếp tục nhấn ‘Save’
Cách thiết lập Event Tracking như một Goal Conversion trong Google Analytics
Bạn cũng có thể đặt event như là các mục tiêu Goal trong Google Analytics và chỉ định một giá trị tiền tệ cho các Goal này.
Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản GA và bấm vào mục ‘main reporting view’.
Bước 2: Chọn Admin, sau đó click vào ‘Goals’ dưới cột ‘View column’.
Sau đó chọn New Goal
Bước 4: Chọn Custom, sau đó bấm Continue
Bước 5: Đặt tên cho Goal ví dụ như Add to Cart. Sau đó chọn Type là ‘Event’ và bấm ‘Continue’
Bước 6: Điền các giá trị của ‘Event Category’, ‘Event Action’, ‘Event Label’ và ‘Event Value’ (có thể có giá trị hoặc không cũng được.
Sau đó bấm nút Save
Các loại Event Google Analytics
Một người sử dụng máy tính truy cập vào website của bạn và có thể tương tác với các phần tử element thông qua 4 phương tiện mouse, keyboard, frame và form. Vì thế ta cũng có 4 loại event:
- Mouse events: Những tương tác của user trên website bằng chuột như click chuột phải, click chuột trái, di chuột,…
- Keyboard events: Những tương tác của khách hàng trên trang page bằng bàn phím như ‘tìm sản phẩm thông qua khung search tìm kiếm’, hay ‘chat với bạn thông qua cửa sổ chat box’.
- Frame events: Những tương tác của user đối với các khung frame hoặc iframe ví dụ như bấm nút play của 1 video youtube được nhúng trên một trang website của bạn.
- Form events: Những tương tác của người truy cập với Form như là ‘điền thông tin liên hệ’.
Để theo dõi lượng Click bào Button ‘Download tài liệu’ bằng GTM, làm theo các bước dưới đây:
Cách xem báo cáo như thế nào b